Bỏ lửng cơ quan chuyên trách phòng chống rửa tiền Thay vì giao cho Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Công an làm cơ quan phòng chống rửa tiền, Dự thảo Luật phòng chống rửa tiền trình lên Quốc hội đã thống nhất đặt trách nhiệm cho tất cả các cơ quan.
> Chưa thống nhất về cơ quan phòng chống rửa tiền
> Chống rửa tiền cần các cơ quan chuyên ngành thực hiệnChiều 22/5, trong phiên thảo luận về Luật phòng, chống rửa tiền, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, mỗi đoàn đại biểu Quốc hội lại có một ý kiến khác nhau về cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực này. Còn trong Dự thảo Luật phòng chống rửa tiền trình bày tại Quốc hội kỳ họp thứ 3, mục về cơ quan phòng chống rửa tiền đã được bỏ. Thay vào đó, trách nhiệm được quy định rõ cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Tài chính, Xây dựng, Tư pháp...Cụ thể, việc thu thập, xử lý thông tin về tội phạm rửa tiền được giao cho Bộ công an. Ngoài ra, Bộ này phải thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm. Còn Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức đầu mối để thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin cho các cơ quan Nhà nước; đầu mối thực hiện nghĩa vụ với tổ chức quốc tế; thanh tra giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền...

Nếu Luật phòng chống rửa tiền được thông qua, cả Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đều cùng phải thu thập thông tin về tội phạm, bên cạnh các cơ quan khác. Ảnh: Hoàng Hà.Ủy ban Kinh tế cho biết, có 3 lựa chọn về điểm đặt cơ quan phòng chống rửa tiền là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Chính phủ, tổ chức độc lập. Trong số này, có 20 ý kiến chọn Bộ Công an chủ trì, 41 ý kiến chọn Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, trong toàn bộ các phiên họp Thường vụ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vẫn đồng nhất quan điểm nên để Ngân hàng Nhà nước là cơ quan phòng chống rửa tiền. Ngoài vấn đề về cơ quan chuyên trách, trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của dự thảo luật là phải chỉ ra được đâu là hành vi rửa tiền thì không thấy quy định. Cùng có ý kiến tương tự, đại biểu Đỗ Văn Dương (TP HCM) cho biết, khi đọc dự thảo luật thì vẫn chưa nhận dạng được hành vi rửa tiền. "Chỉ có mỗi khái niệm rửa tiền thì Bộ luật Hình sự cũng đưa ra rồi", ông Dương nóiTrao đổi về những băn khoăn này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, tội rửa tiền được bổ sung vào Bộ luật Hình sự đã tính đến chuẩn mực quốc tế, nhưng còn thiếu một số hành vi như trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm... Khi áp dụng, những hành vi rửa tiền cần xử lý bằng biện pháp hình sự sẽ áp dụng theo quy định định của Bộ Luật hình sự; những hành vi chưa đến mức xử lý hình sự, chưa quy định tại Bộ Luật hình sự sẽ giải quyết bằng biện pháp hành chính. Vì thế, việc viện dẫn Bộ Luật hình sự cùng với bổ sung khái niệm rửa tiền tại Luật này là phù hợp.Các đại biểu cũng có ý kiến về đối tượng phòng chống rửa tiền là khách nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, những người được giao phó chức năng đặc biệt tại nước khác. Nhiều đại biểu cho rằng, phải đưa thêm những người thân có quan hệ huyết thống là cha, mẹ, vợ, con... của cá nhân có ảnh hưởng chính trị vào đối tượng điều chỉnh.Trong khi đó, với các giao dịch bị nghi ngờ là rửa tiền, thay vì quy định giao dịch tiền mặt có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên phải báo cáo, dự thảo lần này linh hoạt hơn. Theo đó, "Thủ tướng quy định mức giá trị của giao dịch giá trị lớn cần phải báo cáo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ".Tuệ Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét